Kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lý

Kinh thành Thăng Long là kinh đô lớn và quan trọng bậc nhất của Đại Việt, có lịch sử tồn tại lâu dài 779 năm, từ năm 1010 đến năm 1789, với 5 triều đại kế tiếp nhau: thời Lý (1010-1255), thời Trần (1225-1400), thời Lê sơ (1428-1527), thời Mạc (1527-1592) và thời Lê Trung Hưng (1592-1789).

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, dấu ấn vàng son của Kinh đô Thăng Long xưa từ lâu cơ bản đã bị biến mất, không còn các di tích kiến trúc tồn tại trên mặt đất.

Phó giáo sư, Tiến sỹ Bùi Minh Trí – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là người trực tiếp khai quật, nghiên cứu khảo cổ học khu di tích Hoàng thành Thăng Long trong nhiều năm, kể từ khi bắt đầu khai quật cho đến nay. Ông đã từng ấp ủ ước mơ là một ngày nào đó sẽ nghiên cứu, thu thập đủ cơ sở tư liệu để có thể phục dựng được hình dáng kiến trúc cung điện thời Lý, Trần. Việc này đầy ý nghĩa để mang lại cho công chúng có thể hình dung dễ dàng hơn và cảm nhận sâu hơn về hình dáng, vẻ đẹp của các công trình kiến trúc trong Hoàng Cung Thăng Long xưa như nó vốn có. Vì thế, trong nhiều năm qua, Ông đã dành nhiều thời gian, tâm sức nghiên cứu về kiến trúc thời Lý, từ nền móng đến kết cấu công trình và cách thức lợp ngói trên mái nhà.

Kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lý

Kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lý

Kinh thành Thăng Long là kinh đô lớn và quan trọng bậc nhất của Đại Việt, có lịch sử tồn tại lâu dài 779 năm, từ năm 1010 đến năm 1789, với 5 triều đại kế tiếp nhau: thời Lý (1010-1255), thời Trần (1225-1400), thời Lê sơ (1428-1527), thời Mạc (1527-1592) và thời Lê Trung Hưng (1592-1789).

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, dấu ấn vàng son của Kinh đô Thăng Long xưa từ lâu cơ bản đã bị biến mất, không còn các di tích kiến trúc tồn tại trên mặt đất.

Phó giáo sư, Tiến sỹ Bùi Minh Trí – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là người trực tiếp khai quật, nghiên cứu khảo cổ học khu di tích Hoàng thành Thăng Long trong nhiều năm, kể từ khi bắt đầu khai quật cho đến nay. Ông đã từng ấp ủ ước mơ là một ngày nào đó sẽ nghiên cứu, thu thập đủ cơ sở tư liệu để có thể phục dựng được hình dáng kiến trúc cung điện thời Lý, Trần. Việc này đầy ý nghĩa để mang lại cho công chúng có thể hình dung dễ dàng hơn và cảm nhận sâu hơn về hình dáng, vẻ đẹp của các công trình kiến trúc trong Hoàng Cung Thăng Long xưa như nó vốn có. Vì thế, trong nhiều năm qua, Ông đã dành nhiều thời gian, tâm sức nghiên cứu về kiến trúc thời Lý, từ nền móng đến kết cấu công trình và cách thức lợp ngói trên mái nhà.